Tiêu chuẩn chọn mua micro karaoke hát hay và tốt nhất hiện nay

Micro karaoke là thiết bị không thể thiếu trong mỗi dàn karaoke dù đó là gia đình hay kinh doanh phòng hát, nhiệm vụ của nó là thu giọng hát của bạn truyền đến amply xử lý trộn với nhạc và đẩy ra loa truyền đến tai người nghe, chính vì vậy micro có vai trò khá quan trọng trong việc  góp phần quyết định chất lượng của một dàn âm thanh. Chọn micro như thế nào để có thể vừa hát hay vừa đảm bảo chất lượng là thắc mắc của tất cả những ai có nhu cầu chọn mua micro, một vài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm những yêu cầu và tiêu chuẩn  khi lựa chọn micro karaoke  

Chưa bao giờ hàng giả, hàng nhái lại xuất hiện nhiều trên thị trường như hiện nay, giữa cái ma trận ấy người dùng  không khỏi hoang mang khi lựa chọn bất kì một sản phẩm nào không riêng gì micro karaoke, vậy đâu là thước đo cho một sản phẩm tốt

1.Tiêu chuẩn về chất lượng:

Một  micro karaoke tốt có thể thu được giọng hát của bạn nhẹ nhàng, bay bổng nhưng không thể thiếu chất âm ấm áp, truyền cảm mà vẫn chân thực, truyền tải được cảm xúc của người hát muốn biểu đạt qua từng câu hát, giúp cải thiện tâm trạng của chính mình, bạn sẽ cảm thấy chất giọng mình sao mà hay đến lạ.

2. Điều kiện kinh tế

Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế hoặc theo nhu cầu, mục đích sử dụng và  sở thích của chính mình, bạn có thể lựa chọn cho mình Micro có dây hoặc Micro không dây để khai thác tối đa lợi ích do micro mang lại trong mức chi phí phù hợp với hầu bao của bạn

3.Điều kiện về diện tích phòng hát:

Với căn phòng có diện tích rộng bạn có thể dùng mic không dây, tạo tác phong chuyên nghiệp, không gây cảm giác vướng víu, khó chịu khi di chuyển

Phòng nhỏ tầm 10-20 m2 sử dụng gia đình bạn có thể dùng mic có dây có tiêu chuẩn bắt micro vừa phải, độ nhạy vừa phải để tránh bị hú, rít trong quá trình sử dụng và nhất là không nên sử dụng micro không dây bởi rất khó căn chỉnh hiện tượng hú, rít mic. Trong các sản phẩm micro có dây thì sản phẩm nào có độ nhạy càng cao, càng dễ hú và khó căn chỉnh, giá trị kinh tế của những cặp micro đó thường thấp hơn so với so với cặp micro tiêu chuẩn đủ dải và độ nhạy không cao.

Với diện tích phòng lớn hơn 20m2 bạn có thể lựa chọn cho mình bộ micro không dây kể cả sử dụng gia đình hoặc phòng hát chuyên nghiệp bởi những tính năng và công nghệ vượt trội hiên nay mang lại rất nhiều tiện lợi, cũng như lợi ích trong khi sử dụng. Đế đảm bảo chất lượng và đúng tiêu chuẩn của bộ dàn đang có tư vấn kĩ thuật sẽ giúp bạn lựa chọn được bộ sản phẩm ưng ý nhất có mức giá tối thiểu từ 3 triệu đồng trở lên mới đạt yêu cầu.

4. Đánh giá chất lượng thiết bị của bộ dàn karaoke:

Việc đầu tư mới cho một bộ dàn karaoke có cấu hình mạnh và giá trị cao chắc chắn bạn không khỏi chần chừ và lúng túng khi được tư vấn sản phẩm micro karaoke chất lượng tốt. Ngược lại với bộ dàn hát bình dân hoặc dưới mức 10 triệu đồng đương nhiên sự lựa chọn cho cặp micro có dây tầm 300-500 ngàn có lẽ là sự lựa chọn bắt buộc. Trường hợp bạn tìm mua để thay thế cặp mic chất lượng đã kém thì căn cứ vào chất lượng bộ dàn của mình và diện tích phòng hát để được tư vấn cụ thể lựa chọn mua micro hát karaoke phù hợp.

5 Test Micro (kiểm tra):

Hãy mô tả với nhân viên bán hàng về các thiết bị karaoke bạn đang sử dụng và yêu cầu setup bộ dàn tương đương để có thể lựa chọn bộ micro phù hợp với các thiết bị của bạn.

Có nhiều cách giúp bạn test micro, bạn có thể để đọc từ 1 đến 9 và lắng nghe hoặc hát thử 1 bài hoặc 1 đoạn mà bạn yêu thích trong các dòng mic và so sánh từng sản phẩm và lựa chọn mic khiến bạn hài lòng. Hoặc nếu chưa quen các thao tác test micro, bạn hãy nhờ các chuyên viên kỹ thuật test và bạn lắng nghe để lựa chọn nhé.

Lưu ý trong quá trình tesr mic, nếu muốn nghe những âm thuần của mic hãy điều chỉnh echo về0. Để kiểm tra độ nhạy của mic, hãy hát cùng một nốt và kéo xa dần đến khoảng 15cm. Micro tốt khi bạn để gần hay cho xa dần ra đến 15cm vẫn hút âm tốt, có ý nghĩa khi bạn hát những nốt cần lên cao bạn sẽ đưa ra xa 1 chút để không bị phô và chói quá, bạn có thể thoải mái thả hết giọng của mình mà không phải ghìm nén cảm xúc khi thể hiện bài hát.

Với micro không dây, trong lúc test hãy thử đi lại trong phòng, ra xa chút để Test đầu thu phát mic bắt sóng tốt không, và hãy quan tâm đến các tính năng của micro như chế độ tự ngắt trong vòng 5-7 giây để hạn chế tạp âm hay tự ngắt hoàn toàn sau 1 phút để tiết kiệm năng lượng, cảm biến rơi tự ngắt khi vô tình đánh rơi tay mic, không phát tiếng ra loa. Và đừng quên test cả 2 mic nhé bạn.

Hy vọng những chia sẻ chân thành trên đây có thể giúp bạn lựa chọn cho mình micro hát karaoke ưng ý nhất.

>>> Xem thêm: Bạn đã biết cầm micro karaoke đúng cách?

Micro Shure – quá trình hình thành và phát triển

Micro Shure là một trong những thương hiệu micro quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết câu chuyện về sự hình thành và phát triển của thương hiệu thiết bị âm thanh hàng đầu của Mỹ này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về micro Shure từ khi sơ khai cho đến hiện nay nhé!

Micro Shure – sự khởi đầu khiêm tốn

Năm 1925 công ty đài phát thanh Shure được thành lập ngày 25/4 với sản phẩm chính là bộ dụng cụ thành phần radio. Trong thời gian 3 năm, Shure đã tăng lên hơn 75 nhân viên.

Năm 1929 Shure trở thành nhà phân phối độc quền cho một nhà sản xuất microphone.

Năm 1932, Shure trở thành một trong bốn nhà sản xuất microphone Mỹ với sự ra đời của mô hình 33N (hai nút carbon microphone). Đây là sản phẩm có trọng lượng nhẹ,  hiệu suất cao đầu tiên trong một thị trường bị chi phối bởi các thiết bị cầu kì và tốn kém.

Năm 1936

Sau phần giới thiệu của công ty, lần đầu tiên microphone 40D và microphone tinh thể được cho ra mắt người dùng. Shure nhận được bằng sáng chế đầu tiên cho micro phong cách và có tính ứng dụng cao.

Năm 1939

Model 55 Unidyne là micro một chiều đầu tiên. Với tính năng và chất lượng vượt trội, nó là microphone được công nhận nhiều nhất trên thế giới.

Rất nhiều nhân vật lịch sử lớn như Franklin D. Roosevelt, John F. Kennedy và Martin Luther King sử dụng micro để công bố thông điệp của họ. Unidyne 55 trở thành một phụ kiện không thể thiếu của những nghệ sĩ như Groucho Marx và Elvis Presley.

Cho đến tận bây giờ, Unidyne 55 vẫn là biểu tượng tinh thần của cả một thế hệ.

Micro Shure

>> Có thể bạn cần: Câu chuyện cuộc đời của người được coi là cha đẻ của karaoke

Micro shure – Gia đoạn từ năm 1941

Trong giai đoạn tiếp sau này, Shure vẫn liên tục phát triển, cho ra mắt nhiều sản phẩm mới với chất lượng được nâng cấp và cải tiến. Có thể kể đến như: máy ghi âm đầu tiên (1948), Unidyne 55s (những năm 1950), hệ thống micro không dây đầu tiên cũng được giới thiệu trong giai đoạn này. Nó được gọi là Vagabond, hoạt động dựa vào hai máy trợ thính và có thể truyền tải trong khoảng 700 feet vuông. Năm 1965, microphone SM57 ra đời với chất lượng âm thanh tự nhiên sạch sẽ và hoạt động bền bỉ, chắc chắn. Đây tiếp tục là sản phẩm được đứng trên bục phát biểu của tổng thống Hoa Kỳ từ Lyndon B. Johnson cho đến nay.

Tiếp sau những thành công đó là Shure SM58, Shure M67, SM11, SM81, SM7…

Không chỉ ra mắt nhiều sản phẩm, Shure còn chú trọng đến việc xâm nhập vào nhiều thị trường khác nhau thông qua việc xây dựng nhà máy và các trụ sở của mình. Shure mở các chi nhánh ở Heilbronn (Đức), ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi.

Năm 1995 Sidney N. Shure qua đời ở tuổi 93. Rose L. Shure được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Đây cũng là dấu mốc của Shure để bước sang một trang mới.

Micro shure trong  thế kỷ 21

Trong thế kỉ 21, Shure lấn sân sang thị trường châu Á. Điển hình nhất là việc thành lập nhà máy và trung tâm hỗ trợ ở Trung Quốc. Sản phẩm của Shure cũng chuyển hướng sang nâng cấp và phát triển dòng micro không dây. Bởi đây là dòng sản phẩm có nhiều ưu thế và đất để phát triển hơn.

Năm 2009 Shure mua lại phòng thu microphone nhà sản xuất Crowley & Tripp và ra mắt hai micro ribbon cao cấp, KSM313 và KSM353. Tiếp sau đó là Super 55

Ngoài micro, Shure hiện còn đang đầu tư mạnh vào dòng sản phẩm tai nghe để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của người dùng.

Trên đây là sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Shure từ một công ty nhỏ ban đầu cho đến một thương hiệu đẳng cấp toàn thế giới. Bạn có đang sử dụng micro của Shure không?

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi chọn dàn karaoke gia đình